Trước đây, tôi có phỏng vấn một anh bạn sinh viên qua facebook và viết bài này. Nói ngắn gọn là gần đây, trong giới sinh viên của thành phố Hồ Chí Minh, nghe nói rằng đang ngày càng có nhiều người hâm mộ AKB. Nhưng, nói gì thì nói, so với bước tiến của Kpop ( đối với những người nơi đây ) thì quả thật không thể sánh bằng. Thêm vào đó, ngoài Namie-chan ra ( Namie Amuro – nữ hoàng R&B của Nhật Bản ) thì ở châu Á, những nghệ sĩ của Nhật Bản hoàn toàn không được biết đến, và AKB cũng không phải ngoại lệ.
Hình như ở Việt Nam vẫn có fanpage của AKB đàng hoàng. Cộng đồng fan đó, họ tìm kiếm AKB trên internet, cũng có cả những người biết tiếng Nhật nữa. Tôi nghe nói là họ có theo dõi những chương trình như cuộc bầu chọn senbatsu, đại hội oẳn tù tì. Nhưng, những thứ ấy, tất cả đều do họ chủ động tìm kiếm thông tin trên internet. Về phía AKB cũng có những động thái tuyên truyền tới khu vực châu Á, nhưng mà có lẽ không đến được với họ ( tôi e rằng AKB cũng chẳng thèm tuyên truyền ).
Và anh bạn mà tôi phỏng vấn ( Biến thái đại nguyên soái từ vozforums, cũng chính là dịch giả bài viết này ) đã nói rằng: “ Điều bất tiện nhất chính là giá DVD và CD quá cao. Người người nhà nhà ai cũng có thể mở TV lên và thấy ngay Kpop, nhưng mà Jpop thì hoàn toàn không có. Hơn nữa, không chỉ với đối tượng là sinh viên, ngay cả với người có công ăn việc làm đàng hoàng thì một CD, DVD giá 3000 yen ( khoảng 800.000 VND ) quả là một điều ngán ngẩm. Bởi thế đại khái mọi người chọn phương pháp dễ dàng hơn, lên trang web của Trung Quốc tìm kiếm, download miễn phí nhằm tiếp xúc với thần tượng của họ. Và kết cục là người thích thì không thể mua đĩa, người không biết thì hoàn toàn không biết.”
Với sự tràn lan, ồ ạt trên TV của Kpop hiện giờ, việc tiếp xúc với dòng nhạc này rất dễ dàng.
Nhưng những người muốn tiếp xúc với AKB thì sao? Họ không thể mua nổi CD và DVD vì giá quá cao đối với họ ( sinh viên ). Hậu quả là, họ đành tiếp cận với AKB bằng cách download phi pháp trên những trang web Trung Quốc.
Có lẽ AKB cũng chưa làm concert nào ở khu vực Đông Nam Á nhỉ? Hơn nữa, hiện giờ cũng chẳng có thông tin gì hết. Dù sao, dẫu giá của CD và DVD có cao chăng nữa, thì chắc vài tiệm đĩa cũng có bán. Ấy thế mà hóa ra chẳng đâu bán cả.
Người không biết thì đông vô vàn, người biết thì chẳng mua nổi cái đĩa.
Rốt cuộc, ở thị trường hiện tại và tương lai trong khu vực Đông Nam Á ( tôi nghĩ giới hạn ở Đông Nam Á là quá đủ rồi ), vẫn không xem trực tiếp được.
JKT48 là cái quái gì, cũng chẳng ai biết.
Không chỉ AKB, những nghệ sĩ khác của Nhật cũng chịu chung số phận này. Trong khi đó, vứt những thứ hào nhoáng lòe loẹt qua một bên, thì Kpop vẫn đang tích cực phát triển ở ngoài nước. Rồi đây, Kpop sẽ trở thành thương hiệu của toàn châu Á, mặc dù có thể không bán được CD và DVD ( ở Nhật thì vẫn còn bán tốt chán ), nhưng nó ( Kpop ) vẫn có thể thu lợi ngược lại bằng tiền quảng cáo này nọ ( ít nhất thì họ cũng có ý định như vậy ).
Cho dù chúng ta vẫn nói rằng đây là thời đại của AKB, nhưng với những nhà kinh doanh ( âm nhạc ) và những nghệ sĩ đang sống trên ốc đảo ( Galapagos ) thì sao? Có lẽ thay vì trách giới trẻ ( AKB ) xa rời thế giới bên ngoài, ta nên trách những nhà kinh doanh đang tự cô lập chính mình.
Ở trong nước thì AKB có thành tích rất khủng bố, có thể nói là được lưu danh trong lịch sử âm nhạc Nhật Bản. Thế nhưng “ nội Nhật vô đối, ngoại quốc vô danh “ ( ở Nhật thì rất nổi tiếng, trên thế giới chả ai biết). Liệu đó có phải dấu chấm hết cho cả một thời đại?.
__
Yêu Nhật Bản - Nhạc Nhật Bản
Tản mạn về AKB