Thứ Năm, 15 tháng 10, 2015

Nada sousou - Nước mắt tuôn rơi

Nada soso (涙そうそう ) là một bài hát Nhật Bản được sáng tác bởi band nhạc Begin và nữ ca sĩ Ryoko Moriyama. Bài hát được ra mắt lần đầu tiên vào năm 1998 nhưng sau đó trở nên nổi tiếng qua bản cover của ca sĩ Rimi Natsukawa năm 2001.
Một bài hát mang phong vị của biến, nắng, gió, cát trắng vùng Okinawa và cả nước mắt tới từ những cảm xúc chân thật nhất.



Phiên bản Moriyama Ryoko
Bài hát lần đầu tiên xuất hiện trong album Time is Lonely của ca sĩ Ryoko Moriyama năm 1998, một album chưa bao giờ lọt vòng top 100 của bảng xếp hạng Oricon.

Moriyama phát hành lại bài hát trong A-side thứ hai của single “ Satokibi-batake/ Nada soso “ năm 2001, sau khi phiên bản của Rimi Natsukawa trở nên nổi tiếng. Năm 2003, một single chứa phiên bản live hợp ca của bài hát giữa Moriyama, Begin và Natsukawa được phát hành.

Moriyama và Begin quen biết nhau trong một lần biểu diễn chung những năm 1990. Moriyama sau đó đã yêu cầu Begin viết cho cô một bài hát mang phong cách Okinawa. Tên bài hát Moriyama nhận được lúc đó là “ Nada soso”, trong tiếng Okinawa nghĩa là “ nước mắt chảy lưng tròng “ ( trong tiếng Nhật chính thống là namida ga poroporo kobore ochiru (涙がぽろぽろこぼれ落ちる ) ).  Khi Moriyama biết được ý nghĩa của cụm từ đó, cô nhớ lại cái chết của anh trai mình. Cô giữ lại tiêu đề bài hát, và viết lời dựa trên những cảm xúc ấy. 

Phiên bản Begin
Begin sau đó đã self-cover lại bài hát và phát hành dưới danh nghĩa single thứ 18 của band vào tháng ba năm 2008.  Nada sousou sau đó còn xuất hiện nhiều lần trong các album cùng concert khác của band nhạc.

Phiên bản Rimi Natsukawa
Một năm sau phiên bản Begin, bài hát được cover lại bởi nữ ca sĩ người Okinawa – Rimi Natsukawa. Natsukawa phát hành bài hát này dưới danh nghĩa single thứ ba của cô. Phiên bản của Natsukawa khiến bài hát trở nên cực kỳ nổi tiếng, và là phiên bản duy nhất lọt vào top 10 ( Oricon? ). 

Natsukawa được nghe bài hát lần đầu tiên trong buổi phát sóng hội nghị G8 lần thứ 26 tại Okinawa. Lúc ấy Begin đã hát bài hát này, khiến cho Natsukawa không thể ngừng nghĩ về giai điệu đó. Khi Begin sáng tác bài “ Anata no Kaze “ cho cô ở concert của band, Natsukawa đã xin phép cover Nada soso. Tuy cô thích Nada soso hơn, nhưng cuối cùng Natsukawa vẫn phát hành single thứ ba gồm cả hai bài hát.

Vì độ nổi tiếng của bài hát, đài truyền hình TBS quyết định thực hiện dự án “ Nada soso Project “. Dự án bao gồm hai drama ra mắt vào năm 2005 “ Hiroshima Showa 20 nen 8 gatsu muika “ ( Hiroshima ngày mùng 6 tháng 8 năm Chiêu Hòa thứ 20 ) và “ Nada soso Kono Ai ni Ikite “ (涙そうそう この愛に生きて – Nước mắt lưng tròng, sống trong tình yêu “, và một bộ phim “ Nada soso “ vào năm 2006. Phiên bản Natsukawa được sử dụng trong phim “ Hiroshima showa 20 nen 8 gatsu muika “ , còn phiên bản Moriyama được sử dụng trong “ Nada soso kono ai ni ikite “. 
Các bản cover khác

Nada soso trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới, trở thành biểu tượng của âm nhạc Okinawa, được nhiều nghệ sĩ trong và ngoài nước cover.

·         Alan (2009, album "My Life" DVD)
·         Tsutomu Aragaki (2005, album "Nuchi du Takara, Okinawa no Kokoro, Heiwa no Inori")
·         Teresa Bright (2007, album "Hawaiinawa")
·         Cao Xuejing (2003, album "Shima Uta Erhu")
·         Joi Chua (2004, album "Sunrise")
·         Marié Digby (2009, album "Second Home")
·         Taimane Gardner (2005, album "Loco Princess")
·         Naoki Gushiken (B-SHOP) (2003, Begin tribute album "Let's Begin!: Omoto-take O Songs")
·         Huang Pin-Yuan (2002, album "Jian Dian Qing Ge")
·         Infinix (2005, album "Relaxation Asia III: Chikyū no Nami")
·         Hiroshi Itsuki (2003, album "Cover & Self Collection: Ofukuro no Komoriuta")
·         Ji Ma Ma (2006, album "Kazedayori")
·         Juleps (2008, album "Tabidatsu Hi")
·         Tokiko Katō (2003, album "Okinawa Jōka")
·         Mirei Kitahara (2004, "Love Songs")
·         Yōko Masaki (2003, album "Yōko Masaki Zenkyokushū")
·         Takeshi Matsubara (2006, album "Sakurabashi kara")
·         Memory (2008, EP "She Dreamed that She Was Flying Like a Bird")
·         Kanako Minami (2006, album "Kanako no Hajimete no Album")
·         Akemi Misawa (2003, single "Tsumugi Koi Uta" B-side)
·         Nozomi Miyanishi (2003, album "Chotto Hitori Koto")
·         Kaori Mizumori (2003, album "Kayōkikō II: Tottori Sakyū")
·         Shinichi Mori (2009, album "Love Music")
·         Haruko Nakamura (2003, album "Haruko")
·         Shōhei Naruse (2003, album "Shōhei no Omoroi Uta no Sekai")
·         Takashi Obara (2003, album "Takashi Obara Best")
·         Kealiʻi Reichel (2005, album "Scent of the Islands, Scent of Memories")
·         Fuyumi Sakamoto (2004, album "Yōko Masaki Zenkyokushū")
·         Yōko Sei (2004, album "Hana to Hoshi to Ai to: Kokoro Furueru Uta")
·         Yoshio Tabata (2003, album "Shima Uta 2: Yoshio Tabata")
·         Chisako Takashima (2003, album "Around the World")
·         Yoshimi Tendo (2005, album "Smile")
·         Atsuko Tenma (2005, album "Nemu no Ki no Komoriuta")
·         Hideaki Tokunaga (2005, album "Vocalist")
·         Twelve Girls Band (2005, album "The Best of Covers")
·         Naori Uchida (2005, album "Stylish: Love & Favourite Songs")
·         Hayley Westenra (2007, album "Hayley sings Japanese Songs")
·         Yanawaraba (2008, album "Nagi Uta")
·         Kazuha Yasuda (2003, compilation album "Yūsen Enka Best 16")
·         Yilana (2005, album "Birei-teki Ōsōgen")
·         Tōru Yohana (2003, compilation album "Ryūkyū Shika")

Bài hát:
Bài hát gốc được hát bởi Moriyama Ryoko:

Bản cover biến bài hát thành hit của Rimi Natsukawa:


Lời bài hát
古いアルバムめくり
ありがとうってつぶやいた
いつもいつも胸の中
励ましてくれる人よ

晴れ渡る日も雨の日も
浮かぶあの笑顔
想い出遠くあせても

おもかげ探して
よみがえる日は涙(なだ)そうそう


一番星に祈る
それが私のくせになり
夕暮れに見上げる空

心いっぱいあなた探す

悲しみにも喜びにも
思うあの笑顔
あなたの場所から私が

見えたらきっといつか
会えると信じ生きてゆく


晴れ渡る日も雨の日も
浮かぶあの笑顔
想い出遠くあせても
さみしくて恋しくて
君への想い涙そうそう

会いたくて会いたくて
君への想い涙そうそう
Lật giở từng trang của quyển album cũ, 
Em khẽ thì thầm cảm ơn anh 
Lúc nào trong trái tim này, hình bóng của anh cũng luôn động viên em

Dù là những ngày nắng đẹp hay mưa buồn
Em vẫn luôn nhớ tới nụ cười ấy
Cho dù kí ức có nhạt nhòa
Em sẽ mãi tìm kiếm hình bóng anh 
Để khi nghĩ đến, nước mắt tuôn rơi

Em cầu nguyện dưới vì sao hôm chiều chạng vạng
Một việc đã trở thành thói quen của em

Khi nhìn lên bầu trời hoàng hôn
Em vẫn tìm kiếm anh bằng tất cả trái tim


Dù là vui buồn hay đau khổ
Em vẫn luôn nhớ tới nụ cười ấy
Em sẽ tiếp tục sống và tin rằng
Một ngày nào đó, chúng ta có thể gặp lại nhau

Dù là những ngày nắng đẹp hay mưa buồn

Em vẫn luôn nhớ tới nụ cười ấy
Cho dù kí ức có nhạt nhòa
Thì em vẫn sẽ buồn vẫn sẽ yêu
Nghĩ đến anh, và nước mắt tuôn rơi

Em vẫn nhớ, rất nhớ anh
Nghĩ đến anh, và nước mắt tuôn rơi. 







http://nihonkyoku.blogspot.com/
__
Yêu Nhật Bản - Nhạc Nhật Bản

Nagori yuki - Tuyết muộn.

Tuyết muộn, chính là những bông tuyết rơi vào một sớm mùa xuân ấm áp. Cái lạnh se se, cái màu trắng tinh khôi trong ánh nắng ấy đã khắc sâu vào trái tim một người con trai, người mà sắp phải chia tay cô bạn thân từ thuở thiếu thời. Những xúc cảm thầm kín, những suy nghĩ vẩn vơ của một mối tình chưa nói, tất cả đều được khắc họa trong bài hát này.

>>Nghe hát tiếng Nhật mà không cần phải dịch, tại sao không?
>>Tự học tiếng Nhật có được không?



"Nagori-Yuki" là một bài hát do Ise Shouzo (伊勢正三) – một thành viên của band nhạc Kaguya-hime sáng tác và viết lời.


Khái quát
Năm 1974, Nagori-yuki được phát hành dưới danh nghĩa một ca khúc trong album Sandaitate no uta của Kaguya-hime. Đồng thời, vào tháng 8 năm ấy, Nagori-yuki được biểu diễn lần đầu tiên trong concert hợp tác giữa Kaguya-hime và Yoshida Takurou “ Intsuma Koi “.
Tuy bối cảnh trong bài hát là một nhà ga ở Tokyo, nhưng thực chất Ise đã lấy ý tưởng từ nhà ga Tsukumi ở thị trấn Tsukumi – huyện Ooita, cũng chính là quê hương ông.
Năm 2002,  dựa trên cảm nhận của mình về bài  hát, đạo diễn Nobuhiko Obayashi đã khởi quay bộ phim cùng tên.
Nagori-yuki đứng ở vị trí thứ 18 trong danh sách các bài hát yêu thích trong Kouhaku uta gassen lần thứ 56.

Bản cover của Iruka
Năm 1975, Nagori-yuki được phát hành với tư cách là một cover single của ca sĩ Iruka. Đĩa đơn này đã lập kỉ lục của Oricon tại thời điểm đó với lượng bán ra gần 550.000 bản, tổng doanh thu tính tới thời điểm này là khoảng 800.000 bản, trở thành một hit tạo nên tên tuổi của Iruka.

Self cover
Sau này, Ise Shouzo đã self cover bài hát của chính mình dưới dạng đĩa đơn và Nagori yuki phiên bản mới này đã được dùng làm soundtrack cho bộ phim cùng tên năm 2002.

Các bản cover khác
·         1976 Shimizu Yukiko ( hát trong cuộc thi “ Talent Tanjou “ lần thứ 16 của đài NTV )
·         1978 Beauty pair ( trong album “ Star my selection Series” )
·         1982 Matsuo Kumiko ( hát trong “ Talent Tanjou “ lần thứ 42 )
·         1990 Fukuyama Masaharu ( cover theo hình thức CM – quảng cáo )
·         1992 Mi-Ke 
·         1994 Miyuki Nagai 
·         1998 Suzuki Masami ( album “ Ichigo hakusho wo mou ichido” )
·         1999 LIFE RECODERS ( album “ Tokyo no sora “ )
·         1999 Yuuki Hiro 
·         2000 Yasuyuki Okamura ( album “ Yonakachuu no cycling “ )
·         2001 Nanao incense ( album “ Hajimari no uta “ )
·         2001 Ichii Sayaka (album " FOLK SONGS “ )
·         2003 Billiken 
·         2003 JINDOU 
·         2004 Matsuura Aya (album " FS5 – Sotsugyou” )
·         2004 Ketchup Mania ( album “ GAL ban “ “ The best of Ketchup Mania “ )
·         2005 Takahashi Naozumi ( album “ scene Nokoshita fuukyou “ )
·         2005 Ayaka Hirahara ( album “ From to “ )
·         2005 Hitomi Ishikawa ( album “ With Minna no Ichigo ichie FOLK SONGS “ )
·         2006 Tokunaga Hideaki (album " VOCALIST 2 “ )
·         2006 MUCC ( album “ COVER PARADE “ )
·         2006 Kamizono Sayaka ( album “ Hatachi no genten “ )
·         2006 Kamon Tatsuo 
·         2007 Kat McDowell ( trong mini album “ Kat “ )
·         2007 Ryu Si Won ( trong single “ Hana no kubikazari “ )
·         2007 Natsukawa Rimi ( trong album “ Uta sagashi _ Request cover album “ )
·         2008 Atari Kosuke ( single “ Haru “ )
·         2008 Ameji ( Album "LOVE STORIES")
·         2008 Onitsuka Chihiro ( trong live DVD "NINE DIRTS AND SNOW WHITE FLICKERS")
·         2009 Sakamoto Fuyumi ( Album “ LOVE SONGS _ Mata kimi ni koishiteiru_ )
·         2009 Scott Murphy ( Album  "GUILTY PLEASURES LOVE")
·         2009 Nakanishi Yasushi ( Album "Melodies")
·         2009 Nakamori Akina 
·         2010 Hajime Chitose & Motohiro Hata ( cover theo hình thức CM )
·         2012 Kawamura Ryuichi ( Album “ The Voice 2 “ )
·         2013 Ariyasu Momoka ( Momoiro Clover Z ) ft. Minami Kousetsu ( Album " 5TH DIMENSION )

Ca khúc 'Tuyết muộn' được hát bởi ca sĩ Matsuura Ayaya.
http://nihonkyoku.blogspot.com/
__
Yêu Nhật Bản - Nhạc Nhật Bản

Thứ Ba, 13 tháng 1, 2015


Enka là một thể loại nhạc Nhật nổi tiếng. Dù người ta có cần cân nhắc để xếp nó vào một kiểu âm nhạc truyền thống, nhạc enka hiện đại có liên quan đến một loại nhạc mới phát sinh ra từ khung cảnh của một sự bóp ép ngay sau chiến tranh của một loại nhạc Nhật không dùng nhạc cụ theo chủ nghĩa dân tộc như nihonjinron, trong khi chọn nhiều hơn một loại nhạc truyền thống nhiều hơn loại nhạc ryūkōka nổi tiếng vào trước chiến tranh trong nghệ thuật múa hát.
演歌 - Diễn ca - Văn hóa âm nhạc Nhật Bản Enka
Thuật ngữ “enka” được dùng để tham khảo các văn bản chính trị để sắp đặt nhạc hát và phân loại giữa hai phe đối lập nhau thuộc về Tự do và hành động đúng đắn của con người suốt thời Meiji (từ năm 1868–1912) với ý nghĩa là phớt lờ sự hạn chế của chính trị trên tốc độ bất đồng quan điểm chính trị – và trong ý thức này, từ nhận được trong từ “enzetsu no uta” (演説の歌) có nghĩa là “bài hát tốc độ”.
Nhạc enka hiện đại, đã được phát triển trong thời sau chiến tranh, là một loại nhạc ba-lê uỷ mị. Một trong các ca sĩ nhạc enka đầu tiên là Hachiro Kasuga, Michiya Mihashi và Hideo Murata. Có một học thuyết cho rằng nhạc enka hiện đại có nghĩa là “enjiru uta” (演じる歌), có nghĩa là “bài hát được trình diễn”. Thời phục hưng của nhạc enka ở dạng hiện đại bắt đầu từ một ngày vào năm 1969, khi Keiko Fuji bắt đầu trình diễn
Nguồn gốc
Văn phong: Ryūkōka • Rōkyoku • Min’yō • Tango • Blues
Văn hoá:  vào năm 1950. Cái tên bắt nguồn từ một loại nhạc vào cuối thế kỉ mười chín.
Các nhạc cụ đặc trưng: Phiên âm • Ghi – ta • Ghi – ta trống • Trống thùng • Đàn Piano • Kèn Saxophone • Kèn Trumpet • Kèn Trombone • Shamisen • Shakuhachi
Nguồn phổ biến chính: Nguồn phổ biến rộng lớn vào những ngày cuối thập niên 60 và đầu thập niên 70.
Loại âm nhạc
Bài hát Nhật đầu tiên sử dụng một nhánh của nguồn nhạc Enka hiện đại gọi là “Yonanuki Tan-Onkai” (ヨナ抜き短音階) hay là “nốt nhỏ không có điểm thứ bốn và thứ bảy (re và sol)”, người ta nói đó là bài hát của Rentarō Taki, là “Kōjō no Tsuki”, còn được gọi là “shōka” (唱歌) hay “bài hát của trường” vào thời Meiji. Không có trường độ nốt thứ bảy trong bài hát B nhỏ bé “Kōjō no Tsuki”.
Nốt nhạc là một hình ảnh hỗn loạn của “Yonanuki Chō-Onkai” (ヨナ抜き長音階) hay còn gọi là “Nốt nhạc khổng lồ không có điểm thứ Bốn và thứ Bảy (fa và ti)”, bắt nguồn từ một trong những nốt nhạc trước đó của Nhật Bản, “Nốt Ryo” (呂音階 Ryo Onkai).
Âm nhạc, được hình thành dựa trên nốt nhạc, có một vài điểm giống nhau so với nhạc blue, mà đã được một ca sĩ enka người Mỹ gốc Nhật, là Jero để ý đến. Lời nhạc của enka thường là về chủ đề tình yêu và sự thất bại, cô đơn, các khó khăn lâu dài, và kiên nhẫn đối mặt với khó khăn, cho dù mình bắt buộc phải tự tử hoặc phải chết. Dù Enka là một thể loại Kayõkyoku, nó lại được xem như là rất có ý nghĩa và giàu cảm xúc, dù nó không có sự nhất trí rõ ràng trong vấn đề.
Các ca sĩ enka bình thường sử dụng một loại nhạc gọi là Kobushi. Kobushi xuất hiện khi cao độ của giọng ca sĩ dao động không đều đến trường độ nốt, được so sánh với một hiệu ứng âm nhạc, mà rung động theo một chu kỳ bình thường. Kĩ thuật Kobushi không hề giới hạn đến enka, khi bạn nghe bài hát “Sant Lucia” của Ý. Vào cuối thập niên 30 và đầu thập niên 40, nhạc của nhà soạn nhạc Masao Koga có thể bắt đầu có ảnh hưởng đến các bài tụng kinh của Phật giáo Shomyo vì yêu cầu của giải thưởng âm nhạc này đòi hỏi ông sáng tác loại nhạc này. Dù Koga trở thành một nhà soạn nhạc, làm việc để suy xét để sản sinh ra sự sáng tạo cho thể loại này, nhạc enka hiện đại hoàn toàn khác dòng nhạc đầu tiên của Koga vì kiểu hát của các ca sĩ sau chiến tranh khác xa kiểu nốt Kobushi của Koga. Một ca sĩ enka hiện đại, Takeshi Kitayama đã nói:” Tôi hoàn toàn bối rối vì âm nhạc của ông ấy [ám chỉ Koga] hoàn toàn khác ca sĩ khác”.
Nhạc enka cũng được cho là truyền thống, lý tưởng hoá,hay hướng đến tiểu thuyết hoá trong văn hoá và quan điểm của Nhật Bản. Ca sĩ enka, đa số là phụ nữ, thường hay trình diễn trong trang phục kimono, hay trong váy ngủ. Phần biểu diễn của các ca sĩ enka nam thường hướng về trang phục hình thức, hay trong một số buổi diễn, là quần áo truyền thống của Nhật. Những cách gật đầu theo truyền thống Nhật Bản thường phổ biến trong nhạc enka. Giai điệu của nhạc enka chủ yếu là hoà âm kiểu Tây, nhưng nhạc cụ bao gồm shakuhachi và shamisen, khiến nó có vẻ “Nhật” hơn.
Thể loại này được gọi là enka và cũng được nói là một sự phân loại thích hợp cho giải thưởng âm nhạc cũng như nhạc J-pop. Ví dụ, Harumi Miyako, người đã được công nhận là một ca sĩ enka, đã nói rằng:” Tôi không nghĩ rằng mình đã từng hát nhạc enka” và “Thật sự, lúc đó tôi không cảm nhận được một chút điều kiện enka nào cả khi tôi trình diễn”.
__
Yêu Nhật Bản - Nhạc Nhật Bản

Thứ Hai, 12 tháng 1, 2015

Kanjani Eight, Exile, Berryz Koubou, Sadie… không chỉ được mến mộ tại xứ sở hoa anh đào, mà còn ở các nước châu Á.

Kanjani Eight

5 nhóm nhạc được yêu thích nhất Nhật Bản
5 nhóm nhạc được yêu thích nhất Nhật Bản
Kanjani Eight là nhóm nhạc rock gồm 7 thành viên, thuộc quyền quản lý của cơ quan tài năng đa phương tiện Johnny& Associates và ký hợp đồng với hãng Imperial Records. Nhóm được thành lập từ năm 2002, nhưng lại là “mảnh ghép” của hai nhóm nhạc trước đó đã giải nghệ.
Sau năm 2006, nhờ sự sáng tạo trong phong cách âm nhạc, nhóm đã gặt hái được nhiều thành công trên con đường nghệ thuật. Bên cạnh đó, Kanjani Eight còn rất tích cực tham gia các hoạt động đa dạng trong nền công nghiệp giải trí Nhật Bản như hát nhạc phim, talk show, diễn xuất,…

Exile

5 nhóm nhạc được yêu thích nhất Nhật Bản
5 nhóm nhạc được yêu thích nhất Nhật Bản
Exile là một nhóm nhạc trẻ gồm 14 chàng trai tài năng. Họ đều có chất giọng tốt và khả năng vũ đạo khá ổn. Vì thế, Exile không chỉ được yêu thích ở Nhật Bản mà còn các nước châu Á.
Exile đã phát hành hàng loạt album nổi tiếng, được xếp hạng cao trên Oricon (bảng xếp hạng âm nhạc châu Á danh tiếng). Nhóm còn được đề cử và dành được giải thưởng Nghệ sĩ của năm, Album nhạc rock của năm.

Berryz Koubou

5 nhóm nhạc được yêu thích nhất Nhật Bản
5 nhóm nhạc được yêu thích nhất Nhật Bản
Berryz Koubou là nhóm nhạc hiện nay gồm 7 thành viên (một thành viên rời nhóm vào năm 2005). Nhóm hoạt động dưới sự quản lý của Hello!Project Kids trực thuộc Hello! Project và nhà sản xuất kiêm nhạc sĩ Tsunku.
Năm 2007, Berryz Koubou trở thành nhóm nhạc nữ trẻ tuổi nhất được trình diễn tại nhà thi đấu Saitama Super Arena, khi độ tuổi trung bình của các thành viên là 14 tuổi. Dù tuổi còn rất trẻ nhưng nhóm đã giành được giải thưởng danh giá Asia Newcomer Award (Nghệ sĩ mới của châu Á).

Sadie

5 nhóm nhạc được yêu thích nhất Nhật Bản
5 nhóm nhạc được yêu thích nhất Nhật Bản
Âm nhạc bốc lửa, phong cách biểu diễn táo bạo chính là điểm làm cho Sadie được giới trẻ mến mộ. Nhóm là tập hợp của 5 chàng trai Mao, Mizuki, Tusurugi, Aki và Kie. Trong đó phải kể đến thành viên Mizuki vì anh ccũng là thành viên của nhóm nhạc huyền thoại Karasu.
Sadie được yêu mến không chỉ ở Nhật Bản, mà còn trên khắp các nước châu Á. Những album của nhóm luôn bán chạy trên 1 triệu bản, được giới chuyên môn đánh giá cao.

Nano. RIPE

5 nhóm nhạc được yêu thích nhất Nhật Bản
5 nhóm nhạc được yêu thích nhất Nhật Bản
Những anh chàng trong nhóm nhạc này luôn biết cách thay đổi hình ảnh. Sự kết hợp giữa pop và rock đã tạo ra lối đi và dấu ấn riêng cho nhóm.
Nano.Ripe đã cho phát hành ba album độc lập và những đĩa đơn mang tên Patricia,Warp Omokage, Hana no Iro… Những single của nhóm liên tục xếp đầu bảng xếp hạng Oricon. Hơn nữa, nhiều bài của nhóm còn được ưu ái chọn làm nhạc nền cho phim.
__
 Yêu Nhật Bản - Nhạc Nhật Bản